Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
2701

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM GDNN-GDTX HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA

Đăng lúc: 09:36:41 17/10/2023 (GMT+7)

30 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (1992-2022)

 

 

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM

40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982-20/11/2022)

30 NĂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM (1992-2022)

 

Cùng bạn đọc và các em học sinh thân mến!

 

 

Thời gian, năm tháng như dòng sông mải miết trôi đi, những kỷ niệm về mái trường và thầy cô vẫn ngọt ngào, đằm thắm, thiết tha, lắng đọng và âm vang mãi trong suốt cuộc đời của một thời áo trắng thần tiên, trong những vần thơ mộc mạc, chân thành. Tuy câu chữ còn vụng về chưa thật trau chuốt, song mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, niềm tin, tình yêu, khát vọng, dư âm, sâu lắng bền lâu trong tâm hồn các em với ngôi trường mến yêu để ân tình mãi “Trắng mái đầu học sinh”.

 

Những sẻ chia vui buồn cùng bè bạn, xen lẫn niềm tự hào về một “Ngôi trường” đang âm thầm cùng nhịp thời gian vững bước đi lên. Nghe đâu đây những lắng đọng nỗi niềm suy tư của các em khi nghĩ rằng mình còn chưa ngoan để thầy cô phải phiền lòng, lời nói ngậm ngùi xúc động biết bao “Xin một lần được tạ lỗi trước thầy cô”.

 

cả những học trò đã xa mái trường, bạn bè, mà ngày hội lớn này các em không về thăm được, lòng bùi ngùi bâng khuâng một nỗi buồn man mác tâm sự với


 

thầy cô về những “được”, “mất” ở đời. Song đọng lại trong mỗi em vẫn là “Một khoảng trời ấm áp” nghĩa thầy trò chẳng bao giờ phai nhạt, cho dù thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi.

 

Cùng với những tâm sự của các em là những lời chia sẻ của thầy, cô với tình cảm sâu sắc, suy tư, nhưng thoáng chút bâng khuâng, nuối tiếc một thời tuổi trẻ, “mùa thu” quá khứ đã chia xa với “Những nỗi niềm hóa đᔠnhư chiếc lá vàng kia “Nửa muốn ở với cành, nửa muốn buông rơi”, mong ước được trở về với tuổi học trò để tóc lại xanh trên mái đầu điểm bạc.

 

Từ trong sâu thẳm tâm hồn của “Người thầy”, cả cuộc đời tận tụy vì tương lai tươi sáng của các thế hệ học trò khi những vết “chân chim” đã hằn lên khóe mắt, giờ chia tay xúc động nghẹn ngào chỉ biết “Gửi lại lòng mình với mái trường yêu dấu”.

 

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, 30 năm thành lập Trung tâm, các Thầy Cô giáo và các thế hệ học sinh đã và đang công tác, học tập tại trường chia sẻ những kỷ niệm, tình cảm chân thành và những trăn trở nghĩ suy về những tháng ngày công tác, học tập, gắn với mái trường thân yêu.

 

Kỷ yếu “Dấu ấn thời gian” ra đời trong dịp Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982-2022) 30 năm thành lập Trung tâm (1992-2022) là những tình cảm tốt đẹp nhất, những lời tri ân CB, GV, NV


 

học sinh nhà trường đã gửi gắm sẽ giúp chúng ta hiểu và trân trọng hơn những nỗ lực mà các thế hệ thầy, trò nhà trường đã chung tay xây dựng trong suốt 30 năm qua.

 

Xin trân trọng cảm ơn tất cả những tấm lòng, tình cảm ấm áp, nồng hậu của các vị khách quý, thầy cô và các thế hệ học sinh, những người luôn quan tâm và đóng góp xây dựng để nhà trường phát triển như hôm nay. Trong quá trình biên tập, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều góp ý bổ ích để bổ sung khi điều kiện tái bản!.


Phần thứ nhất

 

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM GDNN-GDTX HUYỆN NÔNG CỐNG

 

 

Trung tâm GDNN-GDTX huyện Nông Cống, hiện nay địa chỉ tại số 216, đường Lam Sơn, Thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Dạy nghề huyện Nông Cống năm 2017.

 

Là một ngôi trường khá bề thế, với 3 dãy nhà cao tầng gồm 20 phòng học, hội trường, khu nhà hiệu bộ, các phòng tổ chuyên môn, nhà xưởng và các phòng học chức năng với các trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu phục vụ dạy học, sân trường khang trang, thoáng mát đảm bảo điều kiện để tổ chức các hoạt động giáo dục.

 

Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn, luôn đoàn kết, nhiệt tình, tâm huyết với nghề ý thức trách nhiệm với công việc, tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xây dựng được uy tín, xứng đáng với lòng mong mỏi, tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân huyện nhà, một điểm sáng của ngành giáo dục thường xuyên trong toàn tỉnh.

 

Nhìn lại chặng đường đã qua của Trường Bổ túc văn hóa dạy nghề giai đoạn 1992 - 2001, Trung tâm GDNN - GDTX hiện nay với bao thăng trầm, khó khăn, thử thách ta càng tự hào với những thành quả đã đạt được như ngày hôm nay. 30 năm đã đi qua, một quãng thời gian chưa dài nhưng


 

cũng đủ lắng đọng trong tâm hồn những tình cảm, kỷ niệm sâu lắng về ngôi trường thầy cô, với những thành quả rất đáng trân trọng. Thành quả đó được từ sự quan tâm của các thế hệ lãnh đạo huyện, sự lãnh đạo đúng đắn của cấp ủy, sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc, sự tận tâm yêu nghề, mến trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, sự chăm chỉ, hăng say học tập, rèn luyện của các thế hệ học sinh sự tin yêu của nhân dân huyện nhà. Nhân Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (1982 - 2022) 30 năm ngày thành lập Trung tâm (1992 - 2022), xin được ôn lại những dấu ấn nổi bật qua từng giai đoạn để mỗi chúng ta cảm nhận được sự phát triển trưởng thành hôm nay.

Trường Bổ túc văn hóa và dạy nghề, giai đoạn 1992 - 2001

 

Trường Bổ túc văn hóa Trung tâm dạy nghề được sáp nhập thành Trường Bổ túc văn hóa và dạy nghề theo Quyết định số 93/QĐ/UBND ngày 14/3/1992 của UBND huyện Nông Cống, do thầy Trịnh Ngọc Xuyến làm Giám đốc, thầy Nguyễn Văn Cảnh làm Phó Giám đốc, thầy Đình Lợi làm Phó giám đốc, địa điểm Trường THPT Triệu Thị Trinh cũ, thôn Thiện Sơn, Vạn Hòa, nay Tiểu khu Nam Tiến, Thị trấn Nông Cống.

 

Đây thời kỳ nhà trường gặp nhiều khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Ban Giám đốc, tập thể các thầy cô giáo phải trăn trở và tìm cách tháo gỡ, từng bước khắc phục khó khăn.

 

 


Đến năm học 1997 - 1998 trường được tiếp nhận địa điểm của trường Bồi dưỡng giáo viên (đã giải thể) tức là khu vực Trung tâm chính trị hiện nay, do thầy Đỗ Gia Quang giữ chức vụ Giám đốc, thầy Nguyễn Văn Cảnh, thầy Đình Lợi Phó Giám đốc. Trong thời gian này đã vượt qua những khó khăn thử thách về mọi mặt đạt được những thành tích đáng tự hào đóng góp chung vào sự phát triển giáo dục của huyện nhà.

 

Kết thúc năm học 2000 - 2001, thầy Đỗ Gia Quang được cấp trên điều động công tác tại Phòng giáo dục đào tạo huyện Nông Cống. Năm học 2001 - 2002 thầy Nguyễn Văn Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc.

 

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Dạy nghề huyện Nông Cống, giai đoạn 2002 - 2006

 

Trường được thành lập, đổi tên thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Nông Cống, theo Quyết định số 635/QĐ-CT ngày 4/3/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, do thầy giáo Nguyễn Văn Bình giữ chức vụ Giám đốc, thầy Đình Lợi Phó Giám đốc.

 

Giai đoạn này được đầu sở vật chất bản đảm bảo các điều kiện cho việc dạy học, với dãy nhà 2 tầng 16 phòng học kiên cố các phòng chức năng. Quy trường lớp phát triển, hàng năm trên 20 lớp học với hơn 1 nghìn học sinh. Tiêu biểu nhất cho giai đoạn này năm học 2006 – 2007, Trung tâm 25 lớp với 1335 học sinh, 45 cán bộ, giáo viên nhân viên. Đây thời kỳ vươn mình đứng dậy,

 

 


 

phát triển song song cả 2 lĩnh vực giáo dục thường xuyên dạy nghề gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào, trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể: đã đào tạo hệ bổ túc văn hóa cấp THPT cho hàng trăm cán bộ xã; hàng ngàn học sinh tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông; có hàng trăm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, nhiều giải nhất, nhì các môn văn hóa và khéo tay kỹ thuật; rất nhiều học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp … nhiều học sinh nối tiếp sự nghiệp trồng người của thầy giáo. Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Những thầy thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo được nhiều học sinh giỏi trong giai đoạn này các Thị Giang, Thị Thơm, Thị Hồng Nhung; các thầy Đổng Thanh Sơn, Trần Văn Đàm, Trần Văn ...

 

Trên lĩnh vực dạy nghề, việc hướng nghiệp cho học sinh một hoạt động chuyên môn thường xuyên, ngoài việc học 9 môn văn hóa học sinh còn được học nghề. Trung tâm còn liên kết với các trường đại học mở các lớp đào tạo đại học để nâng cao trình độ cho cán bộ huyện nhà.

 

Với những kết quả đạt được Chi bộ, Đơn vị, các tổ chức đoàn thể, được cấp trên ghi nhận bằng nhiều hình thức khen thưởng: Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch vững mạnh; Đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. Năm học 2006 - 2007 Đơn vị được Chủ tịch nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa


Việt Nam tặng Huân Chương Lao động hạng Ba; Đoàn thanh niên được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; Hội Chữ Thập đỏ được Trung ương Hội chữ thập đỏ tặng Bằng khen, Công đoàn được Công đoàn Sở Giáo dục tặng giấy khen

 

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Trung tâm Dạy nghề giai đoạn 2006 - 2017

 

Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Nông Cống được tách thành Trung tâm Giáo dục thường xuyên Trung tâm Dạy nghề theo Quyết định số 2719/QĐ-UBND 02/10/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Đối với Trung tâm GDTX, từ năm 2006 - 2008 Giám đốc thầy Nguyễn Văn Bình, Thầy Đổng Thanh Sơn thầy Trần Văn làm Phó Giám đốc. Sau đó thầy Nguyễn Văn Bình được điều động công tác tại Phòng giáo dục đào tạo huyện Nông Cống. Năm 2009 thầy Chính Bảo được bổ nhiệm làm Giám đốc đến năm 2011, từ năm 2011 đến 2017 thầy Hồng Điệp được bổ nhiệm chức vụ Giám đốc. Tháng 12 năm 2013 thầy Đình được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc.

 

Chặng đường 11 năm từ năm 2006 đến năm 2017 Trung tâm sự thay đổi liên tục về cán bộ quản đã tác động rất lớn đến việc ổn định, phát triển của Trung tâm, đặc biệt những khó khăn trong công tác tuyển sinh. Song dưới sự chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, Ban Giám đốc, sự phối hợp nhịp nhàng của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt sự nỗ lực, trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên đã tạo ra những thay đổi


mạnh mẽ mang tính bước ngoặt, chất lượng đại trà hàng năm tăng lên rệt, tỷ lệ thi tốt nghiệp chất lượng mũi nhọn luôn nằm trong tốp đầu khối GDTX toàn tỉnh. nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh (các năm đều có giải nhất, giải nhì) nhiều học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng... Trong các thế hệ học sinh giai đoạn này có em giờ làm Bác sỹ, Công an, Giáo viên ... Những thầy cô có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy đào tạo được nhiều học sinh giỏi trong giai đoạn này các Thị Giang, Thị Hồng Nhung, Thị Hằng, Thị Minh; các thầy Đình Võ, Văn Nam, Phan Văn Ngà...

Thành tích tiêu biểu về chuyên môn giai đoạn này đó là: Năm học 2011 - 2012 có 03 giải quốc gia về giải toán trên máy tính cầm tay (cô Thị Minh giảng dạy), 23 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp đạt 100% Trung tâm xếp thứ nhất toàn tỉnh ngành GDTX. Năm học 2013 - 2014 8 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, xếp thứ nhì ngành GDTX toàn tỉnh, 04 giáo viên giỏi cấp tỉnh, trong đó 2 giáo viên đạt thành tích xuất sắc được Giám đốc Sở giáo dục đào tạo tặng giấy khen đó Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Thủy...

 

Trung tâm Dạy nghề từ năm 2006 đến 2012 do thầy Đình Lợi giữ chức vụ Giám đốc, từ năm 2012 đến năm 2017 thầy Ngọc Lợi giữ chức vụ Giám đốc, thầy Nguyễn Văn Đáp làm Phó Giám đốc. Đây giai đoạn Trung tâm hết sức

 

 


 

khó khăn về mọi mặt, nhưng với tinh thần sự quyết tâm cao của đội ngũ CBGV, CNV Trung tâm Dạy nghề đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Công tác đào tạo nghề hệ cấp 87 lớp với 3.045 học viên; liên kết đào tạo, dịch vụ gần 30.000 lượt người tham gia học.

 

Về thành tích nổi bật trong giai đoạn này: Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch, vững mạnh. Công đoàn vững mạnh, xuất sắc. Đơn vị được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen, cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu. Đoàn thanh niên: được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen. Công đoàn đạt Bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam.

 

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, giai đoạn 2017 đến 2022

 

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Trung tâm Dạy nghề huyện Nông Cống được sáp nhập và đổi tên thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống tại Quyết định số 3119/QĐ-UBND ngày 23/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Do Thầy Ngọc Lợi được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc - thư Chi bộ, thầy Trần Văn thầy Đình làm Phó Giám đốc. Tháng 10 năm 2021 thầy Trần Văn chuyển công tác, tháng 10 năm 2022 thầy Hoàng Văn Trọng - thư Đoàn thanh niên được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Giám đốc.

 

Sau khi Trung tâm được sáp nhập, được sự quan tâm, chỉ đạo chuyên môn của Sở LĐTB&XH, Sở GD&ĐT, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND

 

 


 

huyện Nông Cống, Trung tâm nhanh chóng ổn định đi vào hoạt động. sở vật chất được huyện đầu xây dựng thêm dãy nhà 3 tầng 12 phòng học, sửa chữa lại khu nhà hiệu bộ, nhà lớp học 2 tầng, nhà xưởng, mua sắm bàn ghế mới cho 15 phòng, sân trường khang trang đảm bảo điều kiện cho dạy và học. Đơn vị luôn phát huy tinh thần đoàn kết, CBGV, NV, phụ huynh học sinh luôn đồng thuận, ủng hộ, tạo được niềm tin, là địa chỉ tin cậy của nhân dân. Năm học 2017 - 2018 năm học đầu tiên khi sáp nhập Trung tâm 186 học sinh văn hóa 3 khối, đến nay đã 486 học sinh, vừa học nghề hệ Trung cấp, vừa học văn hóa cấp THPT.

 

Trong 5 năm đầu sáp nhập quãng thời gian Trung tâm gặp khó khăn về mọi mặt, đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, môn thừa môn thiếu, phải hợp đồng thêm, huyện phải cử giáo viên tăng cường về hỗ trợ. Trước những khó khăn đó, Cấp ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn đã làm tốt công tác tư tưởng cho Cán bộ, Giáo viên, xây dựng tình đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, quyết tâm phấn đấu nâng cao về số lượng chất lượng đào tạo.

 

Để nâng cao chất lượng giáo dục, Trung tâm đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, coi đây nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục. Với việc đề cao sinh hoạt các tổ chuyên môn như: Tổ Giáo dục thường xuyên do Nguyễn Thị Dung làm Tổ trưởng, Thị Minh làm Tổ phó; Tổ Đào tạo - Hướng nghiệp do thầy Phạm Đức Hạnh làm Tổ

 

 


 

trưởng; Tổ Giáo vụ - Hành chính - Tổng hợp do thầy Nguyễn Hà Thanh làm Tổ trưởng. Các Tổ chuyên môn luôn phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng lề lối, tác phong hỗ trợ nhau trong công việc. Nhờ nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên, Trung tâm 5 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh đó Ngô Thị Hạnh (A), Ngô Thị Hạnh (B), Nguyễn Thị Hương, cô Nguyễn Thị Dung (B) và thầy Nguyễn Thanh; nhóm tác giả (gồm thầy Phạm Đức Hạnh, Đồng Minh Tiến, Nguyễn Hải Trường, Lại Văn Tâm) tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm với đề tài “Mô hình nhà màng trong sản xuất rau an toàn” đạt giải ba cấp tỉnh; Thị Ngọc Hoa Tổ Giáo vụ - Hành chính – Tổng hợp, tham gia Hội thi 990 năm danh xưng Thanh Hóa đạt giải 3 cấp huyện giải 3 cấp tỉnh hội thi “Vì rừng xanh quê hương”; Những giáo viên tiêu biểu nhiều học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Dung (môn Ngữ Văn), Nguyễn Thị Dung (môn Vật lý), Thị Minh (môn Toán), Trần Thị Thủy (môn Hoá)… Cùng với đó, Trung tâm luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức, kiến thức, kỹ năng cho học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tăng cường đầu sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy

- học Doanh nghiệp; đổi mới đột phá trong công tác phối hợp với các trường THCS để định hướng, phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THCS.

 

Năm học 2018-2019, tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100% (là Trung tâm duy nhất kết quả đậu tốt nghiệp 100%), 11


giải học sinh giỏi cấp tỉnh (01 giải nhất môn Ngữ văn - giáo viên giảng dạy Nguyễn Thị Dung, giải nhì môn Lịch sử - cô Thị Hồng Nhung) xếp thứ 3 toàn tỉnh ngành GDTX, được Chủ tịch UBND huyện khen thưởng đột xuất cho tập thể nhân đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018 - 2019. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp cho học sinh được Trung tâm coi trọng. Trên sở kết quả học tập, điểm tuyển sinh của các trường để vấn cho học sinh trước, nhiều học sinh thi đậu vào các trường Đại học...

Công tác giáo dục nghề nghiệp đào tạo và liên kết đào tạo nghề đạt kết quả cao, với trên 60 lớp, 2100 lượt học viên; Học sinh sau tốt nghiệp THCS vừa học văn hóa, kết hợp học nghề; Công tác dịch vụ, liên kết đào tạo tuyển sinh trên 15.000 lượt học viên, 95% việc làm, tự tạo việc làm sau đào tạo. Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo cho huyện nhà, nâng cao thu nhập cho người dân, đảm tiêu chí xây dựng xã, huyện Nông thôn mới.

 

Đối Công đoàn luôn phát huy được vai trò của tổ chức trong tập hợp đoàn viên, thanh niên với những hoạt động rất sôi nổi, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Trung tâm trong các năm học. Công đoàn nhà trường luôn động viên đoàn viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, thực sự mái ấm nơi tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm để làm giàu kiến

 

 


 

thức, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, giáo viên; kịp thời thăm hỏi, sẻ chia, động viên đoàn viên công đoàn khi bản thân hoặc gia đình việc hiếu, việc hỷ. Tổ chức tốt các hoạt động hội - nhân đạo từ thiện, Công đoàn Trung tâm đã trao 386 xuất quà cho học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Duy trì thường xuyên đội bóng chuyền, đội cầu lông, tham gia các giải đấu trên địa bàn huyện đạt thành tích cao. Công đoàn Trung tâm luôn được đánh giá công đoàn sở vững mạnh xuất sắc được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen .

 

Hoạt động của Đoàn thanh niên được đẩy mạnh, tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hoạt động sôi nổi, hiệu quả thu hút được nhiều học sinh tham gia, góp phần vào duy trì nền nếp nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh. Các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên học sinh tham gia, diễn đàn để các em được thể hiện năng khiếu được khẳng định bản thân. Trong Hội thi “Khi tôi 18” đạt giải nhất huyện, giải ba toàn tỉnh khối THPT Trung tâm GDNN-GDTX. Đoàn làm tốt công tác động viên khuyến khích những học sinh hoàn cảnh khó khăn qua chương trình “Tiếp sức học sinh đến trường”, tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống, về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn hội xâm nhập học đường... Đặc biệt, tổ chức Đoàn Trung tâm đã giới thiệu cho Chi bộ nhiều đoàn viên ưu để theo dõi kết nạp đảng,

 

 


trong 5 năm qua Trung tâm cử 8 học sinh tham gia học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng đã xét kết nạp được 5 đảng viên mới. Đây một sự đổi mới mang tính bước ngoặt của Chi bộ. Lần đầu tiên Chi bộ Trung tâm đảng viên học sinh.

 

Với những kết quả, thành tích đã đạt được trong giai đoạn này, Trung tâm GDNN - GDTX luôn được đánh giá đơn vị hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen đã thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước ngành Giáo dục giai đoạn 2016 - 2020; Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2020; Công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen; Đoàn thanh niên được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, được Tỉnh đoàn tặng Cờ đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Nhiều cá nhân được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua sở, giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT, Bằng khen của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Bằng khen của Trung ương đoàn, Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa...

 

Có thể khẳng định, sau 30 năm xây dựng và phát triển Trung tâm đã những bước tiến dài với nhiều thành tích trong công tác GDNN - GDTX góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho quê hương. Trong thành công đó, luôn có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành sự cống hiến thầm lặng của các thế hệ thầy giáo,


 

nhân viên học sinh. Đặc biệt, để được những kết quả như hôm nay, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp lớn lao của các thầy nguyên Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm, một lần nữa xin được khắc ghi công lao của các thầy Trịnh Ngọc Xuyến (giai đoạn 1992 - 1996), thầy Nguyễn Văn Cảnh (giai đoạn 1992 - 2000), thầy Đình Lợi (giai đoạn 1992 - 2011), thầy Đỗ Gia Quang (giai đoạn 1997 - 2000), thầy Nguyễn Văn Bình (giai đoạn 2001 - 2008), thầy Chính Bảo (giai đoạn 2009 - 2011), thầy Hồng Điệp (giai đoạn 2012 - 2017), thầy Ngọc Lợi (giai đoạn 2009 đến nay), thầy Nguyễn Văn Đáp (giai đoạn 2012 - 2016), thầy Trần Văn (giai đoạn 2009 - 2021), thầy Đình (giai đoạn 2013 đến nay), thầy Hoàng Văn Trọng (năm 2022) các thầy giáo giáo nguyên Chủ tịch Công đoàn, thư Đoàn thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn ... Nhiều thầy, đã mặt từ buổi đầu thành lập Trung tâm, đã từng gắn gần trọn cả cuộc đời, cùng nhiều thầy, giáo đã đang trực tiếp giảng dạy tại Trung tâm. Hướng về mái trường thân yêu, nhiều khoá, lớp nhân các cựu học sinh đã dịp tổ chức gặp mặt, đã nhiều đóng góp, hỗ trợ về tinh thần, vật chất cho nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn tri ân các thế hệ thầy giáo các thế hệ học sinh!.

 

Năm 2022 năm đất nước nhiều sự kiện trọng đại, thời điểm toàn đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Hòa trong không khí náo nức, trong


niềm vui chung của dân tộc, thầy trò Trung tâm GDNN- GDTX huyện Nông Cống cùng các thế hệ Học sinh đang ra sức thi đua dạy tốt, học tốt lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và 30 năm thành lập Trung tâm.

 

Quê hương đang từng ngày đổi thay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang hiện hữu trên quê hương Nông Cống anh hùng. Để đóng góp vào thành công chung đó, đòi hỏi mỗi CBGV, NV và HS của Trung tâm GDNN - GDTX huyện Nông Cống không ngừng học tập, rèn đức, luyện tài, năng động, sáng tạo chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học làm hành trang vững chắc để bước vào cuộc sống, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng phát triển quê hương giàu đẹp, văn minh, hiện đại, viết tiếp những trang sử vẻ vang của mái trường bề dày lịch sử 30 năm xây dựng - phát triển trưởng thành.


Phần thứ hai

 

TRUNG TÂM VÀ NHỮNG VẦN THƠ

NGÔI TRƯỜNG MẾN YÊU

 

 

Trung tâm giáo dục thường xuyên Nghe như bao tiếng dịu hiền trong ta.

Sân trường đỏ phượng mái nhà Mỗi ngày hạ nắng la đà hoa rơi.

Ai về nhớ ghé trường tôi.

Tuy đơn sơ vẫn tiếng cười rộn vang Đã bao mùa đón nắng vàng

Bao mùa đón gió thu sang mát lòng Bên dòng sông Chuối mát trong

Hương thơm gió thổi vào phòng cùng em Từ đây vững bước đi lên

Bước vào cuộc sống vững bền hành trang Mai xa chắc chẳng quên đâu

Để ân tình trắng mái đầu học sinh

 

Đỗ Thị Tâm: 11A(Năm 2007)

 

 

NGHĨ VỀ THẦY

Thầy chẳng lo chuyện cơm áo Bốn mùa thanh thản việc đời Tuổi thơ dấu trong lòng ngực Tình yêu tỏa đi muôn nơi

 

Cẩm Vân – Khóa học 2000 - 2003


TRƯỜNG TÔI

 

 

Mái trường trung tâm thân yêu Dạy dỗ cho ta biết bao điều Kính thầy mến bạn ta ghi nhớ

Chăm lo học hành xây tương lai

 

Nguyễn Thị Lựu – 12B (Năm 2007)

 

 

MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

 

Có một ngôi trường nằm lặng lẽ bên lối rẽ ngã ba phố huyện. Bình dị như đất đai quê nhà cần mẫn như con ong làm mật, quên mình như dòng sông mải miết trôi về biển lớn, các thầy thế hệ các em, đã làm nên một thế đứng cho ngôi trường Trung tâm giáo dục thường xuyên Nông Cống!

 

Tập thể 12D khóa 2000 - 2003

 

 

TẶNG

 

 

 

Một dòng ý nhỏ cũng nâng niu Ghi trang giáo án niềm mong ước Trao gửi đàn em mỗi sáng chiều Mỹ Hạnh – 12A  ( Năm 2007)


ĐIỀU MƠ ƯỚC TẶNG THẦY

 

 

Xin cho em được làm bụi phấn

Vương áo thầy năm tháng thân thương Xin cho em được cánh phượng

Trên mảnh sân còn in dấu chân thầy Xin hãy cho em còn mãi tuổi thơ ngây

Đến trường vui cùng thầy bao ngày tháng Em mong sao được làm mùa hạ nhớ

Đầy ắp tiếng ve hát tặng riêng thầy

 

Tập thể: 12D (Năm 2007)

 

 

ƠN THẦY

Cho em khôn lớn từng ngày

Là công dạy dỗ của thầy của cô Dạy em từ cách xưng

Lời ăn tiếng nói, giọng cô dịu dàng Yêu từ ngõ xóm đường làng

Yêu trường, yêu lớp, yêu hàng xây xanh Những cây lớn tỏa vươn cành

Thầy cô dạy dỗ em thành trò ngoan

 

Tập thể lớp: 12D ( Năm 2007)


TẠ LỖI TRƯỚC THẦY

 

 

Thầy ơi! Em biết thầy buồn

Trước những gì chúng em làm mà không suy nghĩ Từ trước đến nay và sau này nữa

Chỉ xin một lần tạ lỗi trước thầy thôi Dù mai này dẫu phải chia phôi

Hình bóng thầy, người cha già yêu quý Đã cho em tinh túy trong đời

Đã cho em kiến thức làm người

Sau vấp ngã biết đừng nên lầm lỡ ….

 

Mai Thị Tâm: 10G (Năm 2007)

 

 

NHỚ ƠN THẦY CÔ

Thầy cô mẹ là cha

Là người chấp cánh cho ta vào đời bay xa khắp phương trời

Nghĩa thầy, tình bạn muôn đời không quên

 

Nguyễn Thị Hương:10D (Năm 2007)

 

 

NHỚ VỀ THẦY

Ngày vui năm nay em không về thăm thầy bạn cũng xa quê gần hết

Mỗi đứa một nơi bộn bề công việc

 

Chẳng biết bây giờ có nhớ đến thầy không? Chữ nghĩa thầy cho lẽ chẳng còn nguyên

 

 


Chúng em đánh rơi giữa nhịp đời hối hả Manh áo, miếng cơm, tình yêu …tất cả … Cứ oằn lên theo năm tháng rộng dài

Vẫn giữ nguyên cho mình ấm áp một khoảng trời Khoảng trời ấu thơ được gặp thầy mỗi buổi

Vai áo bạc màu, tóc pha sương muối Thầy vẫn ân cần dạy dỗ sớm hôm Đêm nay thức giữa lòng thành phố Em lại miệt mài giở từng trang vở Chợt nhói lòng trước những nghĩ suy Biết đến bao giờ em trả hết ơn sâu.

 

Nguyễn Thị Hồng: (Khóa 2000 – 2003)

CẢM XÚC SUY

 

….Có lẽ thời gian mà chúng ta ngồi trên ghế nhà trường, sống giữa tình yêu thương, giúp đỡ của thầy cô, sống trong tình bạn bè nồng ấm sẽ không còn dài nữa. Ngày hôm nay sẽ quá khứ của ngày mai, nhịp thời gian cứ đều đều cuộn chảy, ta hãy học tập và rèn luyện hết mình để không phụ lòng mong đợi của cha mẹ, thầy cô. Ngày hội lớn của thầy cô đã đến chúng ta hãy cầu mong thầy cô sức khỏe, hạnh phúc tràn đầy, để tiếp tục ươm những mầm xanh cho đất nước … Mai nay đi nơi xa, thầy cô vẫn là vầng trăng soi rọi đường đời cho chúng em đi.

 

Đỗ Thị Mai: 11A ( Năm 2007)


NGHỀ CAO QUÝ

 

 

Tôi mê hai tiếng kỹ

Không phải xây dựng….kỹ sư tâm hồn Suốt đời tôi mãi biết ơn

Cái nghề cao quý tôi luôn ghi lòng Thiếu thời tôi đã ước mong

Làm nghề dạy học vun trồng mai sau Dạy người mới thấy thấm sâu

Yêu nghề mới hiểu, biết khâu trồng người Càng chăm, càng tốt, càng tươi

Mong nhiều quả ngọt mọi người chung vui Cái nghề cao quý của tôi

Luôn luôn chăm chút cho đời nở hoa Tim tôi ghi đậm bài ca

Càng yêu người ….Càng thiết tha yêu nghề

 

Thầy: Trần Văn Thẩm ( Năm 2007)

 

 

 

TÂM SỰ NGƯỜI ĐƯA ĐÒ

 

… Khi tiếng ve báo hiệu mùa hè đã gọi, chùm phượng đỏ cháy cả góc sân trường báo hiệu mùa thi đã nở. Tôi lại lặng thầm tiễn học trò đi khắp muôn phương, qua bao miền đất lạ bằng hành trang tri thức. Rồi lặng lẽ quay về nơi bến cũ, thắp đèn thơ ươm những mầm xanh...


 

… Khi gió thu trở mình xào xạc, mùa heo may cho em hồng, tôi lại miệt mài đi trên con đường mình đã lựa chọn, cho mỗi trang đời dài mãi mỗi trang văn…

 

… Nghề dạy học để lại nhiều yêu thương, thương học trò vô tư trong trắng, thương đồng môn mái tóc vương bụi phấn, đang ngày đêm xây đắp cho ngôi trường xanh mãi với thời gian. Ngôi trường không mang tên các vì sao, các danh nhân đất Việt. Mà giản dị lặng thầm mang tên thầy, tên cô, tên các thế hệ học trò.

 

Cô: Thùy Dung (Năm 2007)

 

 

 

 

Chùm thơ:

TẶNG CÔ GIÁO TRẺ

I

Trung tâm giáo dục thường xuyên Có cô giáo trẻ dịu dàng dễ thương Bao chàng đã phải vấn vương

Vào ra càng thấy con đường gần hơn.

 

II

Em ơi đời đẹp hơn nhiều

Bởi em chuốt sợi chỉ điều điểm tô Tôi làm thơ cũng tình cờ

 

Cho em cho cả những giờ bâng khuâng

 

 


III

 

Thu qua đông tới tháng mười

Cho ta gửi một nụ cười chào đông Còn đâu cánh phượng sắc hồng

Cành bàng trút lá ngập trong sân trường

 

Cô: Hạnh (Năm 2007)

 

 

Ý THƠ BÀI GIẢNG

 

 

Chiều nay dạy thao giảng Đêm về lại làm thơ

Mỗi năm có một dịp Làm sao ta hững hờ

 

Trời nắng mưa có lúc Hứng thơ lên có khi Tự động viên an ủi Thơ chưa đến can

 

Sáng mai vào lớp dạy

Bao gương mặt thơ ngây Ngước nhìn lên chờ đợi Ý thơ đến bất ngờ

 

Cô: Nguyễn Như (Năm 2007)


XÚC CẢM

Lớp học tầng hai Mang bao điều kỳ diệu

Tiếng giảng bài xen lẫn gió vi vu Tiếng đàn em

Ngỡ đàn chim ríu rít

Khi mùa xuân ấm áp quay về Cửa sổ tầng hai

Mang bao điều thú vị Mây bay ngang

Và gió hát cùng cây Lớp học tầng hai

Bao học trò mộng

Thả mơ ước vút trời xanh ngát

Thoáng ưu tư khi phượng hồng thắp nến Chỗ ta ngồi ai đến mai sau?

 

Cô: Ngô Nguyên Hạnh (Năm 2007)

ĐỀ

 

Em một mình “Lặng lẽ Sa Pa”

 

Nhớ “Bức tranh” anh vẽ “Mùa xuân chín” “Quê hương” mình là một “Vùng biển” “Nắng mới” về anh lại ra khơi

 

Và em nhớ những ngày thơ ấu

 

“Hai đứa trẻ” quây quần bên “Bếp lửa” bà nhen “Gió lạnh đầu mùa” anh vẫn nhắc em

 

Lấy củi thêm cho bà đun đỡ lạnh


 

Làng quê mình quanh năm hiu quạnh Dáng mẹ gầy trong “Gánh nước đêm”.

 

Cô: Hằng (Năm 2007)

ĐIỂM HẸN THỜI GIAN

 

Cuộc sống với vàn niềm vui nỗi buồn, nhưng có lẽ khoảng thời gian vui vẻ và hạnh phúc nhất của một đời người chính lứa tuổi học trò, đó ta thể thả hồn mình vào những ước mơ, mơ về những chân trời xa, hoài niệm về tuổi ấu thơ hy vọng tương lai.

 

Khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường được thầy cô truyền cho những kiến thức, dạy cho ta biết sống làm người.

 

Nhưng rồi đến một lúc nào đó ta ngỡ ngàng chợt nhận ra rằng tuổi thần tiên một thời áo trắng đã qua mau và chỉ mong sao khi đã xa trường, mỗi chúng ta vẫn nhớ tới trường, nhớ tới những kỷ niệm tháng năm cùng thầy cô bạn bè, rồi cũng sẽ chung nhau điểm hẹn, một điểm hẹn muôn thuở của thời gian, điểm hẹn 20/11 hàng năm…

 

Nguyễn Văn Thiệu: 11B ( Năm 2007)

 

 

ĐỀ

Nắng chiều thơm vương hoa sữa Liễu buồn soi nước gương trong Lá vàng chao nghiêng mắt nhớ Hoàng hôn buông tím cõi lòng

 

Thầy: Nguyễn Văn Bình ( Năm 2007)


HOÀI NIỆM

Từng cánh phượng rơi bên trường cũ Rơi giữa lòng ta kỷ niệm học trò Thương em suốt mùa hè chưa đủ

Tôi lại ngồi nhớ phượng giữa trời thu

 

Cô: Hương Giang (Năm 2007)

 

 

VIẾT CHO MÌNH

Những đoản khúc viết rồi không kịp gửi Mùa đã qua đi nhanh quá mất thôi

Ta vẫn thế luôn là người đến muộn Gửi lòng mình lỡ một nhịp mùa ơi Hai mươi tuổi ta chưa cả

Với mẹ cha chữ hiếu chưa tròn Với cuộc đời ta là người nông nổi Bất lực trước vài bài toán cỏn con

Hai mươi tuổi mới biết mình yếu đuối Tuổi ngọc ơi sao run rẩy một thời

Ánh mắt chỉ biết buồn nhiều, khi mưa xuống Và chỉ biết lắc đầu trước những cuộc chơi Hai mươi tuổi ta nhỉ

học trò còn lỗi đạo thầy răn

Là một con người chưa thể thành danh Hai mốt ơi! Liệu ta lạc loài

Tuổi khờ khạo niềm vui chưa trọn vẹn Bởi ta còn nhiều hứa hẹn tương lai …

 

Cô: Thu Hương ( Năm 2007)


 

BAO GIỜ

 

Thân tặng Đại hội Đoàn trường tháng 10/2007

 

 

Bao giờ cho đến ngày xưa…

Để tôi lại được sớm trưa tới trường Nghe lời thầy giảng thân thương

Biết bao nổi nhớ vấn vương một thời; Bao giờ cho đến tháng mười

Để ta lại được hát cười cùng nhau Cái ngày xưa ấy còn đâu?

Cho tôi gửi lại ngàn câu bao giờ …?

 

Cô: Hương Giang ( Năm 2007)

 

 

NGÀY ẤY ĐÃ XA

 

 

Xa rồi một thuở nhớ thương

Cho ai ánh mắt vấn vương một thời Xa rồi câu nói giữa đời

Cho ngàn câu hát buông lơi giữa dòng Xa rồi ngày ấy ai mong?

Một thời áo trắng nón hồng che nghiêng Xa rồi…

Ngày ấy…

Đã xa…

Cây đa, bến cũ cho ta một thời…

 

Cô: Thùy Dung ( Năm 2007)


“NHỎ, TO” CÙNG MẸ

 

 

Con đê làng loanh quanh uốn khúc Dấu chân ai in vào đất hằn sâu

Mẹ bước qua cánh đồng thời xuân sắc, Gió rét mòn áo mẹ bạc màu.

Con ở trên này kẻ phong “thi sĩ”

Bởi thơ con rung động những trái tim Thơ của con không có mồ hôi mặn chát Có nắng xuân bát ngát xanh tươi

Con ở trên này bạn bè phong “vệ sĩ” Bởi biết quan tâm săn sóc người ta

Con ở trên này có người phong “bác sĩ” Bởi biết thuốc thang khi bạn ốm xa nhà Con làm tất cả bởi câu “nhất sĩ”

Lặn lội thân cò mẹ một kiếp “nhì nông” Gió xuân gọi về phía con nỗi nhớ

Mưa gọi về phía mẹ niềm thương

Mỗi bữa cơm con lại nhớ quê mình đói khổ Tờ lịch cuối năm lặng lẽ rớt bên thềm…

 

Đỗ Trường Sơn: 12B-2001

 

 

MÙA THU

 

Nghe chớm lạnh chiều nay Chợt nhận ra thu về trước ngõ Con nhện mải chăng

 

 


Bên thềm

Lá đổ Một cánh chim nghiêng dáng núi xa mờ Gió nhẹ vờn tan giọt nắng pha lê

Bông hoa nở sáng khoảng trời tím biếc Thoảng hương đua ….

Chiều biền biệt

Nỗi nhớ theo về theo về da diết mái trường xưa Ngồi đếm lá thu rơi

Hối tiếc tuổi thơ qua từng kỷ niệm Như chiếc chiều nay bịn rịn Nửa muốn ở với cành

Nửa muốn buông rơi

Mùa thu, mùa thu ơi!

Những tháng năm vất vả Cả những nỗi niềm hóa đá Theo gió chiều

Ngân chơi vơi !

 

Thầy: Nguyễn Văn Bình  (Năm 2007)

 

 

NHỚ

 

(Gửi lòng lại với mái trường yêu dấu)

 

 

Xa rồi, giáo dục thường xuyên Gần mười năm biết bao điều buồn vui

 

Đời người ngắn ngủi quá thôi

 

 


Biết là bèo dạt mây trôi sự thường sao cứ nhớ, cứ thương

Nhớ con đường, nhớ mái trường đẹp tươi Nhớ bao tiếng hát nụ cười

Của đàn em nhỏ, những người thân thương Dâng lên nỗi nhớ lạ thường

Nhớ đồng nghiệp bạn bốn phương quê nhà Người gần rồi cả người xa

Nhưng luôn tình nghĩa thiết tha đong đầy Cho tôi nói một lời này

Dù xa xôi vẫn ngày ngày dõi trông Trông rằng trường lớp thêm đông Thầy cô đoàn kết góp công dựng đời Kiên trì, bền bỉ bạn ơi!

Mái trường không phụ công người, công ta Cuộc đời đâu chỉ toàn hoa

Mà còn bão táp, mưa sa bộn bề Đi lên từ những lời thề

Làm sao cho xứng với nghề vinh quang Chúc giám đốc mãi đàng hoàng

Thông minh, năng động, lạc quan dẫn đầu Chúc phó giám đốc tiến mau

Tự tin, sáng tạo phép màu mới nên Yên tâm công tác vững tin ở mình Thương yêu, dạy dỗ tận tình

 

Cho đàn em nhỏ quê mình ngoan hơn

 

 


Ngày xa đã đến rất gần

Ra về tôi muốn ngàn lần cảm ơn Thơ tôi gợi chút buồn

Nhưng là tất cả ngọn nguồn nhớ thương Ơi trung tâm! Ơi mái trường!

Cho tôi giữ mãi nhớ thương trong lòng Cho tôi giữ mãi ước mong

Cho tôi luôn được sống trong bạn bè!

 

Cô: Hạnh  ( Năm 2007)

 

 

SÁNG MÙA THU

 

 

Nhớ buổi sáng mùa thu Đưa con đi nhận việc Con yêu trẻ tha thiết

Con làm nghề trồng người Bao mầm non xanh tươi Giao cho con vun xới Thành cây cao vút trời Vươn giữa đời đổi mới

 

Thầy: Nguyễn Văn Đáp ( Năm 2007)


THU BUỒN

Một chút gió… Thôi không heo may nữa Một chút mây… Rồi trắng xóa cơn mưa Một chút thu… Đã trở thành quá khứ Một chút buồn… Nhè nhẹ buông!

 

Thầy: Nguyễn Thanh ( Năm 2007)

 

 

HẠ BUỒN

Chiều hạ buồn!

Trời không còn xanh thắm

Phượng nở rồi đỏ rực cả lối đi. Bằng lăng nhạt nhòa

Sau cơn mưa chiều vội vã Em bàng hoàng ướt cả giấc mơ xanh

Chiều hạ này lại thêm một cơn mưa Làm ta nhớ tháng ngày này năm trước Nơi xa ấy giờ này anh biết?

Cơn mưa chiều làm chúng mình xa nhau.

 

Cô: Hồng Vân ( Năm 2007)

 

 

NGHĨ VỀ ĐỒNG NGHIỆP

 

 

Nắng sớm dát vàng tà áo trắng Sương mai đọng bạc mái đầu xanh Chiều nắng xế chân chưa mỏi

Mãi miết ươm mầm, uốn cành xanh.

 

Thầy: Trần Hà( Năm 2007)


CHO NGÀY XƯA

Một chút cho ngày xưa Khung trời

Chỉ còn là khe cửa Hoa nắng lạc vào

Chợt thấy bâng khuâng Một chút nhớ

Một chút lòng se sắt Ta tìm về …

Những năm tháng của ngày xưa

 

Cô: Ngô Nguyên Hạnh (Năm 2007)

 

 

ĐIỂM MƯỜI

Thầy cho em điểm mười Em nở nụ cười tươi Thầy nhìn em trìu mến

Niềm hạnh phúc nhân đôi

 

Thầy: Đàm Ngọc (Năm 2007)

 

 

LÒNG THẦY

Bốn mùa xuân – hạ - thu – đông

Quanh năm vất vả mà không thấy buồn Hàng ngày nhắc nhở em luôn

Gắng công học tập khỏi buồn mẹ cha Măng non nối tiếp tre già

 

Em ơi mãi mãi hãy là trò ngoan

 

 


Đời thầy bao nỗi lo toan

Công thức hóa học, đường tròn, đường cong Câu thơ đường thẳng song song

Ngắm đàn em nhỏ mà lòng càng vui Nhiều khi nghĩ cũng ngậm ngùi

Nhưng vì em, thầy mãi không lùi bước đi

 

Cô: Thơm ( Năm 2007)

 

 

TÂM SỰ NGƯỜI THẦY

Bao cây đẹp đã chọn rồi

Trung tâm đón nhận những nhành cây cong Thầy cô ra sức vun trồng

Ươm cây, hoa nở muôn phần khó khăn Tháng năm chẳng quản nhọc nhằn

Quyết tâm gắng sức ân cần chăm cây Chỉ mong sao đến mai này

Cây xanh kết trái thẳng ngay giữa đời

 

Cô: Hằng (Năm 2007)

 

 

GIÁO DẠY NGHỀ

 

 

Cô giáo dạy nghề, khác lạ lắm anh ơi!

Cũng phấn trắng, bảng đen nhưng chỉ toàn hình vẽ Lớp học không giản đơn bàn, ghế

 

Máy móc bộn bề, dụng cụ ngổn ngang…

 

 


Cô giáo dạy May, thời trang, xinh đẹp Duyên dáng, yêu kiều với kéo, máy may Mảnh vải tri, em tài tình biến hóa

Làm đẹp cho đời, cho cả tương lai Bảng gỗ, cầu chì, công tắc, động cơ Mạnh mẽ đôi tay khoan vít, bấm kìm

Điện áp xoay chiều, xoay nghiêng mái tóc Vẫn đẹp dịu dàng trong ánh mắt em thơ

 

Lặng lẽ chỉ thêu, ngồi bên khung vẽ Em thả hồn mình trong những đóa hoa

Thế giới diệu kì hiện qua khung tranh nhỏ Hoa thắm muôn màu đôi tay khéo em thêu

 

Ngày nhà giáo không lung linh, màu sắc

Đồng nghiệp chúc mừng, trao ánh mắt yêu thương Cứ thế qua đi mỗi mùa phượng thắm

Bao lứa học trò lặng lẽ đến, rồi đi…

 

Cô giáo dạy nghề vẫn miệt mài thầm lặng Hướng nghiệp cho trò, vẽ cả tương lai Anh yêu lắm, những tâm hồn tươi đẹp

giáo dạy nghề, em hãy cứ là em!

 

Thầy: Ngọc Lợi ( Tháng 11/ 2022)


ƠN THẦY

Bốn mùa thấm thoát đã qua nhanh Tóc thầy đã bạc theo mùa thời gian Mỗi một mùa tóc thầy thêm một trắng

Thầy đã già nhưng thầy đầy nhiệt huyết Để trau dồi kiến thức cho chúng em

Bao năm qua thầy ân cần dạy dỗ Cho chúng em biết chữ nên người

Mong thời gian đừng trôi nhanh như thế Để chúng em trả nghĩa ơn thầy

 

Lớp 10C: Năm học 2021-2022

 

 

THẦY VÀ CHUYẾN ĐÒ XƯA

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây đứng giữa dòng thời gian

 

Nguyễn Quốc Đạt–12B (2021-2022)


CÙNG NHỊP THỜI GIAN

 

 

Ba mươi năm- một chặng đường Trung tâm ta đã từng ngày lớn lên

Mái trường gắn với yêu thương

Ươm mầm cho những ước mơ rạng ngời Bao nhiêu thế hệ học trò

Trải qua năm tháng dắt dìu của thầy cô Trung tâm từng bước đổi thay

Ngôi trường nay đã sang trang sử vàng bao sóng gió cuộc đời

Nơi đây ghi dấu rất nhiều lắng sâu Tình người in đậm trong tâm

Theo ta đi hết tháng ngày dấu yêu Mai này nơi đâu

Lòng ta vẫn giữ trọn tình thủy chung!

 

Cô: Thị Hồng Nhung (Tháng 11/2022)

 

 

NIỀM TIN

 

 

Ba mươi năm – một chặng đường Có em - tuổi hai mươi

 

Tuổi gắn với nghề Thủy chung với Trung tâm Qua biết bao thăng trầm

 

 


Vẫn giữ trọn niềm tin Vào Trung tâm yêu dấu ! Nơi ấy – một Tình Yêu đồng nghiệp của tôi

Những gương mặt thân thương Những nụ cười ấm áp

Những giọng nói ngọt ngào Thương nhau như người thân Giúp nhau tự tấm lòng

Giản dị sâu sắc

Nghĩa tình chẳng ai quên ! Bao mùa thu đi qua

người đã về hưu Mái tóc điểm hoa sương người rời bến Đến chân trời mới lạ Và những người ở lại Mong sao ngày hội ngộ Về dòng sông kỷ niệm

Đầy ắp những yêu thương ! Trung tâm nghĩa trọng tình cao Suối nguồn đoàn kết

Dạt dào yêu thương Từ trong thế hệ cha anh

Lưu truyền gương sáng

 

Cháu con nối dòng

 

 


Thế hệ trước – Thế hệ sau Vững bền ý chí

Đồng lòng dựng xây !

 

Cô: Nguyễn Thị Dung (11/2022)

 

 

NGƯỜI LÁI ĐÒ

Một đời người một dòng sông Mấy ai làm kẻ đứng trông trên bờ “Muốn qua sông phải lụy đò”

Đường đời muôn bước cây nhờ người đưa Tháng năm dẫu dãi nắng mưa

Con đò tri thức thầy đưa bao người Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương Con đò mộc – Mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy sang sông

 

Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp 12C( 2021-2022)

 

 

ƠN THẦY

Mừng ngày nhà giáo Việt Nam “Tôn trọng đạo” con nào dám quên

Thầy cô như cha mẹ hiền

 

Ươm mầm nhân cách cho con nên người Thầy cô nhân hậu thanh cao

 

 


Bảng đen phấn trắng xét bao nghĩa tình Cho dù vất vả đắng cay

Người trên bục giảng vẫn say với nghề Mang nguồn ánh sáng cho con Giúp con cất bước đi lên cuộc đời

Trọn đời con mãi tự hào

Cúi đầu cung kính thương sao cô thầy “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”

Lòng con đây bao giờ dám quên

 

Đặng Thị Thảo, Lớp 10A (2021-2022)

 

 

NGÀY TRỞ VỀ

 

 

Bao năm rồi thời gian ơi có lẽ Nay ta về vui vẻ dưới trường xưa

Cây bàng già còn đó đứng che mưa Phượng đỏ thắm giữa ngày trưa cuối hạ

Hàng cây xanh chiều về nghiêng bóng ngả Dưới sân trường áo trắng bay bay

Phút bâng khuâng tay nắm chặt bàn tay Lòng bồi hồi chợt thấy cay khóe mắt

Bao năm rồi bọn mình chưa gặp mặt Hạ mấy mùa ai nhặt cánh phượng rơi Thời gian trôi nhanh quá bạn tôi ơi Ngày gặp lại có nhiều lời muốn nói

 

Mái trường xưa rêu phong mờ mái ngói

 

 


Nhưng tình bạn luôn luôn bởi chân thành Tuổi học trò thoảng chút vội qua nhanh Giờ nhìn lại tóc xanh đâu còn nữa

Sắp vào thu sao phượng còn thắp lửa Bỗng ùa về những ký ức xa xưa

Nay ta về đi giữa nắng ban trưa

Thăm thầy cô.thăm trường xưa yêu dấu

 

Cô: Thị Dung (11/2022)

 

 

GỬI TRỌN

 

 

Rồi một chiều cuối tháng Tám mùa thu Em được về đây trong ngôi trường mới Về Trung tâm, lòng xuyến xao mong đợi Được về đây ươm mầm tới tương lai

 

Chặng đường ngày mai còn nối tiếp dài dài Bao yêu thương xin một lòng gói trọn

Em yêu nghề, yêu thương trò trọn vẹn

Cùng lời giảng bài bên đồng nghiệp yêu thương

 

Vui đẹp thay trong mỗi sáng đến trường

Chung tay đắp xây cùng Trung tâm vững bước Rồi mai đây theo dòng đời xuôi ngược

 

Chấp cánh học trò bay tới những miền xa

 

 


Ấm áp vô cùng những ngày tháng đi qua Yêu Trung tâm như mái nhà thân thiết Nơi đắp xây những ước mơ da diết

Gửi trọn niềm tin này- nơi mái ấm Trung tâm !

 

Cô: Cao Thị Dung (11/2022)

 

 

KỶ NIỆM

 

 

Từ khi tôi về

Mái trường trung tâm Đến nay đã gần Mười lăm năm chẵn

 

Trường xưa còn đó Nay đã đổi tên

Dạy nghề thân quen Chỉ còn kỷ niệm Năm năm sáp nhập

Giáo dục thường xuyên Dạy nghề anh em

Về chung một mối

 

 

Trường nay đổi mới Rộng rãi khang trang Thầy cô vững vàng Học trò tiếp bước

 

 


Với bao ước Học tập chăm ngoan Để luôn sẵn sàng

Vượt qua thử thách

 

Nhân ngày Hội lớn Làm thơ về trường Cùng với tập san Mừng ba mươi tuổi

 

Thầy: Đồng Minh Tiến (11/2022)

 

 

TRI ÂN THẦY CÔ

 

 

Chiều hiu hắt vệt dài vương màu nắng Nên tóc Thầy có phải trắng nhiều hơn Ngày trở về đầu đông gió từng cơn Lòng con khắc biết ơn công dạy dỗ

Trường rêu phong ghế ngồi còn nguyên chỗ Nghe đâu đây lời dạy dỗ Cô Thầy

Khắc tên mình ngây ngô khắp hàng cây Thầy dạy con từ ngày chưa vững bước Yêu ruộng đồng yêu quê hương đất nước Yêu Mẹ Cha dìu con bước đầu đời

 

Ngày xa trường nhớ bụi phấn rơi rơi Yêu nương lúa đến trùng khơi hải đảo

 

 


Con học được từ Thầy lòng thơm thảo Những ngày xưa còn khờ khạo lu mờ Rồi những lần chưa học thuộc bài thơ Sợ Thầy mắng đến bây giờ còn nhớ Lâu lắm rồi ngày xa ơi một thuở

Đã một thời màu hoa đỏ tôi rơi

Góc Sân trường màu nắng mới chơi vơi Xin một lần được về nơi từng đã

 

Thầy: Phạm Đức Hạnh (11/2022 )

 

 

MÁI TRƯỜNG TRUNG TÂM

(Kỉ niệm 30 năm thành lập Trung tâm) Gặp nhau mình hân hoan bạn nhỉ Trong ngôi trường cao đẹp khang trang Trung tâm rực rỡ sắc vàng

Đơn vị có bề dày thành tích

Nay ngoái lại nhìn qua năm tháng Lắm thăng trầm dầu giải gió sương Đã cùng nhau xây dựng mái trường Bao thế hệ thầy- trò gắn

Thời gian đầu trường chia hai lối Dưới mái trường “thấp- nhỏ” có nhau Vẫn yêu thương đoàn kết trước sau Ngọn đèn dầu ấm trang giáo án

 

Thầy cô trái tim hồng tỏa sáng Nơi bắt nguồn cho mọi bài ca

 

 


Đưa các em tới bến bờ xa

Vững bước trên con đường phía trước Hôm nay tiết trời thu nắng đẹp

Ta về đây kỷ niệm mái trường 30 năm mái tóc pha sương

Tô thắm trang sổ vàng truyền thống Tiếp thắng lợi không dừng tiến bước Vững niềm tin phía trước ta đi

30 năm một chặng đường

Cho ta sức mạnh ngại gì chông gai Tất cả ngày mai tươi sáng Trung tâm ta thăng hạng tốp đầu Thầy- trò những sao

Lung linh tỏa sáng dâng chào 30 năm!

 

Cô: Thị Minh (11/2022)